TẬP ĐOÀN HANJIN SẼ CHI 100 TRIỆU ĐÔ LA ĐỂ GIẢI PHÓNG HÀNG HÓA MẮC CẠN VÀ MỘT SỐ CẬP NHẬT KHÁC


Trước tiên, chúng ta cần lưu ý rằng Hãng tàu vận tải Hanjin (Hanjin Shipping Line - Mã chứng khoán KRX) chỉ là một trong số bốn công ty thuộc Tập đoàn Hanjin của Hàn Quốc (Ba công ty khác bao gồm: Korean Air, Hanjin Transportation và Korea Airport Services). Do đó, trong sự kiện lần này, chỉ có Hãng tàu vận tải Hanjin lâm vào tình trạng phá sản (Không phải Tập đoàn Hanjin phá sản như một số báo đưa tin). Đọc thêm về Cơ cấu Tập đoàn Hanjin tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Hanji...)

Tiếp theo, tin tức cập nhật từ Reuter mà chúng tôi mới nhận được: Tập đoàn Hanjin sẽ chi 100 triệu đô la để hỗ trợ giải phóng hàng hóa đang mắc cạn của các đội tàu trên toàn thế giới. Từ đây có thể thấy nỗ lực "cứu" hàng của các doanh nghiệp, các đối tác của Hanjin cũng như giảm bớt phần nào sự hỗn loạn hiện nay tại các cảng. Chi tiết xem thêm tại: http://www.reuters.com/article/us-h...

Ở bài viết trước, chúng tôi có đưa tin về việc Hãng tàu vận tải của Hàn Quốc Hanjin đã chính thức đệ đơn phá sản. Và đi kèm động thái đó là việc hãng tàu này đã tiếp tục trình đơn Bảo hộ Phá sản lên Tòa án tại Newark, New Jersey, Hoa Kỳ. Vậy thì điều chúng ta cần biết ở đây là gì? Tại sao Hanjin lại gửi đơn xin bảo hộ phá sản?
Khi nghe từ “phá sản”, cảm nhận đầu tiên đối với hầu như tất cả mọi người là điều gì đó tiêu cực. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, đối với các doanh nghiệp, phá sản là có thể là cơ hội quý báu để họ thoát khỏi thế bế tắc và làm lại từ đầu.

Thông thường, khi một công ty hoàn toàn chấm dứt hoạt động vì phá sản, hội đồng thanh lý sẽ được lập ra để bán tài sản, trả nợ cho các chủ nợ và vốn cho nhà đầu tư. Nhưng theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ thì khác, mặc dù tuyên bố phá sản nhưng công ty vẫn tiếp tục được hoạt động. Công ty có thời gian để tái cấu trúc hoạt động mà không phải lo lắng đến việc trả nợ. Vì thế, khi một công ty nộp đơn xin phá sản theo chương 11, người ta còn gọi là xin bảo hộ phá sản, tức công ty được bảo hộ khỏi sức ép trả nợ. Có những trường hợp công ty đã thành công khi tái cấu trúc hoạt động, làm ăn sinh lời trở lại, nhưng cũng có trường hợp "vô phương cứu chữa" đành phải chịu kết liễu.

Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ được thông qua vào năm 1978 và có hiệu lực vào tháng 10/1979, khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, giúp nền kinh tế thích ứng với sự thay đổi theo thời đại và cho các nhà quản trị cơ hội để khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Thậm chí có người còn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không hùng mạnh như ngày hôm nay nếu không có điều luật này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phá sản theo chương 11.

Chỉ có những doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính nhưng được đánh giá là có khả năng phục hồi nếu các khoản nợ giảm xuống hoặc được hoãn trả mới được xem xét. Thực ra, các doanh nghiệp cũng rất đau đầu khi phải quyết định có nên phá sản theo chương 11 hay không, vì một khi nộp đơn xin phá sản theo chương 11 thì cổ phiếu của công ty sẽ không còn giá trị. Chứng khoán sẽ bị bãi yết trên các thị trường Nasdaq và New York.

Các nhà đầu tư được khuyến cáo là không nên mua chứng khoán của những công ty này vì mức độ rủi ro rất cao. Thông thường, các công ty này sẽ chuyển đổi phần vốn nợ (trái phiếu) của nhà đầu tư thành vốn có (cổ phiếu), tức trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) sẽ chuyển thành cổ đông. Còn các cổ đông hiện hữu sẽ không nhận được bất cứ cổ tức nào trong suốt thời gian hoạt động tái cấu trúc diễn ra.

Cũng theo Reuters, Hanjin đã đệ đơn bảo hộ phá sản theo Chương 15 - Luật Phá sản Hoa Kỳ do các chủ nợ đã từ chối đề xuất tái cơ cấu của Hanjin Shipping. Vì lý do thời gian gấp rút nên chúng tôi chưa có điều kiện để dịch toàn bộ chương luật này, các bạn có thể đọc bản gốc ngay tại đây: http://www.uscourts.gov/services-fo...

Ban Biên tập - The Keynesian.


SỰ SỤP ĐỔ CỦA HÃNG VẬN TẢI CONTAINTER HANJIN VÀ DƯ CHẤN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU


Cách đây vài ngày, trên toàn bộ các đầu báo của các đơn vị uy tín trên toàn thế giới đồng loạt đăng tải sự kiện có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thương mại toàn cầu hiện nay: Hãng tàu vận tải container của Hàn Quốc - Hanjin chính thức đệ đơn xin phá sản. Trong bài viết này, The Keynesian xin được tổng hợp một số nhận định của các chuyên gia, các nhà báo của các nguồn uy tín như sau:

Xem nhiều nhất

Xem nhiều nhất trong tháng