Video - Định nghĩa nền kinh tế chia sẻ (Dịch)

Nếu thế hệ cha chú coi việc phải sở hữu nhà cửa, xe hơi, và những vật dụng nào đó như cách bảo đảm sự thành đạt và một cuộc sống hạnh phúc, thì thế hệ trẻ ngày nay, lại không lệ thuộc vào những quy ước đó. Họ ngày càng ưa thích những phương cách ít tốn kém hơn là sở hữu.
Đón đầu xu hướng này, những doanh nghiệp mới start-up như Uber, Airbnb hay gần ta nhất là Foody.vn đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục... thành một xu hướng mới của nền kinh tế - xu hướng "Kinh tế Chia sẻ".
Vậy nền kinh tế chia sẻ cụ thể là gì? Clip dưới đây xin đưa ra lời giải thích cụ thể cho thuật ngữ mới này, dịch bởi The Keynesian Association.

Video - Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc (Dịch)


Ngày 24/8, các Thị trường Chứng khoán khắp thế giới đã trải qua cơn sụt giảm hỗn loạn. Sự bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu được cho là bị châm ngòi từ sự hoảng loạn trước “sức khỏe” xuống dốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Giới đầu tư lo ngại các công ty cũng như các quốc gia phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho nền kinh tế thứ 2 thế giới đồng thời là nhà nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại lớn nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới phá giá đồng nhân dân tệ 2 tuần trước lại càng làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế nước này đang tồi tệ hơn so với lo ngại trước đó.
Vậy nền kinh tế của Trung Quốc đang ở đâu? Lý do gì mà một nền kinh tế được cho là lớn thứ hai thế giới lại lâm vào hoàn cảnh thảm hại này? The Keynesian xin đưa ra clip sau đây thay cho lời giải thích của những câu hỏi trên.



THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP (ĐỪNG SỢ HÃI!) - KỲ 2 (KẾT THÚC)


Một khi bạn có những nhà lãnh đạo và người lao động tham gia vào tiến trình tái cơ cấu, việc giữ cho họ chú tâm vào quá trình này bằng cách đưa ra những mục tiêu trong trung hạn rõ ràng và cụ thể là rất quan trọng. Nếu những người dẫn dắt các giai đoạn lên kế hoạch và bắt đầu triển khai mà không nắm rõ về vị trí hiện tại của tổ chức so với mục tiêu, thì bạn đang ở vào một tình huống tệ hại. Điều này cực kỳ quan trọng, vì giai đoạn bắt đầu triển khai hoạt động chuyển đổi càng quyết liệt và càng mang tính gắn kết thì khả năng duy trì mức năng lượng, tập trung, và hiệu quả hoạt động ở mức cao càng khó.

THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP (ĐỪNG SỢ HÃI!) - KỲ 1


Dịch giả: Bùi Hồng Hạnh – Học viện Ngân hàng
Thẩm định: ThS Nguyễn Quang Hiếu – Đại học Ngoại thương
Tác giả: Robert H. Miles (CorpTransform@aol.com) hiện là chủ tịch Cơ quan phụ trách Nguồn lực Chuyển đổi Doanh nghiệp tại Charlottesville, Virginia, và là cố vấn cấp cao về chuyển đổi doanh nghiệp cho Monitor Group. Ông là đồng tác giả cuốn “Những ý tưởng lớn đê đạt được kết quả cao” với Michael Kanazawa (Nhà xuất bản Thời báo Tài chính, năm 2008).

Bài báo này được xuất bản nguyên gốc với tiêu đề: "Accelerating corporate transformation (Don't lose your nerve)", Tạp chí kinh doanh Harvard, Số tháng Một-Hai, 2010. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Kinh doanh Harvard 2015. Bản dịch này được thực hiện bởi Tổ chức The Keynesian năm 2015. 

Workshop tháng 8: Ngành tre công nghiệp - Cơ hội và Thách thức trước ngưỡng cửa Hội nhập 2015


Workshop tháng 8 “Ngành tre công nghiệp Việt Nam – Cơ hội và thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập 2015” được hợp tác tổ chức bởi The Keynessian Association, doanh nghiệp Hồng Ngọc Bamboo và các chuyên gia về kinh tế từ Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội


Tên công ty: Công ty cổ phần Sàn đẹp Hồng Ngọc
Địa chỉ: Phòng 1507, tòa nhà CT6, Khu đô thị Văn Khê - Hà Đông - Hà Nội
Các sản phẩm chính: Sàn tre, Cầu thang tre, Coppha tre, Sàn tre các loại....
Địa chỉ Website: Tại đây

PHỎNG VẤN CEO CỦA LENOVO


Bài phỏng vấn này được xuất bản nguyên gốc với tiêu đề: "The HBR Interview: Lenovo CEO Yang Yuanqing", Tạp chí kinh doanh Harvard, Số tháng Bảy-Tám, 2014. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Kinh doanh Harvard 2015. Bản dịch này được thực hiện bởi Tổ chức The Keynesian năm 2015. 

Video - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI CHÂU ÂU

[KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI CHÂU ÂU] 

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 17 tháng 7, EU đã chấp nhận đưa ra gói cứu trợ 7 tỉ euro để giúp Hỵ Lap thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Theo đó, Hy Lạp sẽ dành 50% gói cứu trợ để trả nợ cho Ngân hàng trung ương Châu Âu vào ngày 20 cùng tháng. Gói cứu trợ 7 tỉ euro là chìa khóa mở đường cho cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ hai trị giá 86 tỉ Euro dành cho Hy Lạp để họ có thể vực dậy nền kinh tế của mình. 

Nhưng điều gì đã khiến cho Hy Lạp và các nước Châu Âu rơi vào thảm cảnh nợ công như vậy? Và liệu những gói cứu trợ có phải là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn nạn này? The Keynesian xin hân hạnh đưa đến một clip tóm tắt toàn bộ nguồn gốc và diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công ở EU, đã được nhóm Translator của tổ chức dịch và chỉnh sửa, giúp bạn có cái nhìn toàn vẹn hơn về vấn đề này.



VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO TRONG MỘT THỜI KỲ MINH BẠCH - KỲ 2 (KẾT THÚC)


“Một cá thể phải có trách nhiệm với tác động do hành vi của mình gây ra, bất chấp tác động đó là vô tình hay hữu ý. Đây là nguyên tắc đầu tiên. Không có nghi ngờ gì trong việc xem xét trách nhiệm của công tác quản trị đối với những tác động xã hội tạo ra bởi một công ty.”

VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO TRONG MỘT THỜI ĐẠI MINH BẠCH - KỲ 1


Đã từ lâu rồi, sự thịnh vượng nhiều công ty đạt được là do họ đã làm ngơ trước những điều giới kinh tế học gọi là “các vấn đề ngoại cảnh.” Giờ thì những công ty này thật sự phải học cách nắm bắt được những yếu tố đó.

CASE STUDY - TƯ DUY VÀ CẢI TIẾN THIẾT KẾ CỦA APPLE - KỲ 2


Con người không dùng máy tính với mục đích thưởng ngoạn hệ điều hành. ... Họ sử dụng máy tính bởi họ muốn tạo ra thứ gì đó. ... Máy tính chỉ là một công cụ ... nó phục vụ cái con người muốn làm ... bạn cần phải biết những người này là những ai và cái gì họ đang thực sự cố gắng đạt tới.

Xem nhiều nhất

Xem nhiều nhất trong tháng