Một khi bạn có những nhà lãnh đạo và người lao động tham gia vào tiến trình tái cơ cấu, việc giữ cho họ chú tâm vào quá trình này bằng cách đưa ra những mục tiêu trong trung hạn rõ ràng và cụ thể là rất quan trọng. Nếu những người dẫn dắt các giai đoạn lên kế hoạch và bắt đầu triển khai mà không nắm rõ về vị trí hiện tại của tổ chức so với mục tiêu, thì bạn đang ở vào một tình huống tệ hại. Điều này cực kỳ quan trọng, vì giai đoạn bắt đầu triển khai hoạt động chuyển đổi càng quyết liệt và càng mang tính gắn kết thì khả năng duy trì mức năng lượng, tập trung, và hiệu quả hoạt động ở mức cao càng khó.
Phanh hãm #5: Những nhân viên không tích cực
Chỉ sau khi bạn
giải quyết xong những nhà lãnh đạo không muốn gắn bó với quá trình
chuyển đổi, bạn mới có thể chú trọng đến mức độ gắn kết và động
lực của người lao động. Nhưng việc ứng phó với vấn đề thứ hai càng
nhanh càng tốt rất quan trọng vì những nhân viên không tích cực thật
sự có thể gây trì hoãn tiến trình của bạn.
Nhiều nỗ lực
chuyển đổi ngừng trệ vì những ý tưởng và chiến lược tuyệt vời
không bao giờ len lỏi vào trong tổ chức sâu rộng đến mức chúng có
thể tác động đến những nhân vật liên quan trực tiếp đến khách hàng
hoặc tạo nên các sản phẩm của công ty. Nếu bạn không thể gắn kết
tất cả các nhân viên một cách nhanh chóng và buộc họ phải gắn bó
với những sáng kiến trong chương trình từ sớm, đội ngũ lãnh đạo cấp
cao có thể tiến đến những thách thức và chiến lược mới trước khi
thông điệp ban đầu của bạn đến với toàn bộ tổ chức.
Phần lớn các chương
trình liên quan đến nhân sự được đưa ra nhằm phục vụ cho mục đích
chuyển đổi là để kết hợp việc đào tạo và phát triển với sự gắn
kết và liên kết của người lao động trong suốt giai đoại bắt đầu
triển khai. Những sự kiện về nhân sự trong giai đoạn này – thường
được tổ chức bên ngoài công ty – thường kéo dài trong vài ngày, đôi khi
là một hay hai tuần. Nhưng những sự kiện như vậy sẽ không giúp ích
gì nếu như bạn (a) chờ quá lâu để tổ chức chúng hoặc (b) không gắn
kết và liên kết được nhân viên ngay từ đầu.
Vị CEO của một công
ty toàn cầu sản xuất chất bán dẫn, công ty đó hiện đang trải qua một
quá trình chuyển đổi, dành vài tháng với ba cấp lãnh đạo ở mức cao
nhất để xây dựng những cơ cấu cơ bản của quá trình chuyển đổi trước
khi quyết định rằng cần phải đưa toàn bộ 50,000 nhân viên trên toàn cầu vào
quá trình này. Vị CEO này đã quyết định thành lập một đội ngũ gồm
các chuyên gia về nhân sự để dẫn dắt buổi giới thiệu tổng thể về
một chương trình phát triển khả năng và truyền thông kéo dài năm ngày,
nhưng việc đảm bảo mức độ gắn kết, liên kết và sự cam kết trong
việc đạt được những đổi mới của nhân viên lại bị bỏ ngỏ cho một
chương trình sau đó. Tại thời điểm chương trình thứ hai này tiếp cận
được với tất cả người lao động, gần hai năm đã trôi qua, và công ty
lúc đó đang chuyển sang giai đoạn kế tiếp trong quá trình chuyển đổi
của mình. Do người lao động đã được đào tạo tổng thể trước khi được
truyền bá đầy đủ, nhiều người không nắm rõ công việc cụ thể mà
mình phải làm là gì để có thể đóng góp vào giai đoạn đầu tiên
trong quá trình chuyển đổi của công ty.
Một hướng giải
quyết tốt hơn nhiều là nhanh chóng triển khai một loạt chương trình
có sự gắn kết cao với người lao động và hướng tới toàn thể người
lao động. Tương phản với hướng tiếp cận mô tả ở trên là kinh nghiệm
của một công ty bán lẻ lớn, chỉ cần vài tuần để gắn kết và liên
kết 40,000 nhân viên của mình trên khắp thế giới với các kế hoạch và
đổi mới liên quan đến chuyển đổi doanh nghiệp. Trong ngày đầu tiên của
loạt chương trình này, các phó chủ tịch khu vực (những
nhà lãnh đạo ở vị trí thấp hơn ba cấp độ so với CEO, người đã tham
gia vào giai đoạn bắt đầu triển khai chuyên sâu, năng động kéo dài ba
tháng) nhóm họp với các giám đốc phụ trách địa phương. Những sáng
kiến đổi mới đáng chú ý nhất được lần lượt trình bày – và sau đó
những phó chủ tịch khu vực này, cùng ngồi với đội ngũ của mình, chia
sẻ về những cam kết của họ để thúc đẩy mỗi sáng kiến đổi mới trước
khi đưa ra thảo luận về cách thức các giám đốc địa phương có
thể đóng góp. Vào cuối ngày, tất cả những người tham gia nộp các cam
kết hành động sơ bộ để thực hiện trong khu vực mình phụ trách. Trong vòng
một tuần, các giám đốc địa phương gặp gỡ các phó chủ tịch khu vực
để chốt lại các cam kết của mình; một vài tuần sau, họ nhóm họp trong
một ngày với tất cả các quản lý cửa hàng trong khu mình và lại
trải qua tiến trình y như vậy, theo đó những người quản lý cửa hàng
lại lặp lại với đội ngũ của mình. Loạt chương trình kết thúc bằng
một sự kiện toàn công ty kéo dài ba giờ, được tổ chức vào một buổi
sớm chủ nhật, ngay trước khi hơn 800 cửa hàng mở cửa chào đón khách.
Những cuộc thảo
luận hoàn toàn hướng đến mục đích nhanh chóng kết nối tất cả các
cấp độ nhân viên tham gia vào giai đoạn bắt đầu triển khai và đưa ra
trách nhiệm giải trình rõ ràng cho những sáng kiến chuyển đổi trọng
yếu ở mọi cấp độ trong tổ chức. Một quyết định có chủ ý đã được đưa
ra để hoãn hoạt động đào tạo và phát triển cần thiết cho đến khi
các nhà quản trị cũng như người lao động hoàn toàn tích cực và cam
kết, vì sau đó người ta sẽ có động lực học hỏi hơn. Toàn bộ loạt
chương trình mang tính gắn kết cao cần ít hơn hai tháng để hoàn thành.
Phanh hãm #6: Thiếu trọng tâm trong quá trình triển khai
Một khi bạn có
những nhà lãnh đạo và người lao động tham gia vào tiến trình tái cơ
cấu, việc giữ cho họ chú tâm vào quá trình này bằng cách đưa ra
những mục tiêu trong trung hạn rõ ràng và cụ thể là rất quan trọng. Nếu
những người dẫn dắt các giai đoạn lên kế hoạch và bắt đầu triển khai mà
không nắm rõ về vị trí hiện tại của tổ chức so với mục tiêu, thì bạn đang ở vào
một tình huống tệ hại. Điều này cực kỳ quan trọng, vì giai đoạn bắt
đầu triển khai hoạt động chuyển đổi càng quyết liệt và càng mang tính
gắn kết thì khả năng duy trì mức năng lượng, tập trung, và hiệu quả
hoạt động ở mức cao càng khó.
Sau khi giải quyết
vấn đề về tính phù hợp và cam kết trong loạt chương trình này, mọi
người thật sự cần phải bắt tay vào việc thực hiện cam kết của
mình. Đôi khi, sự chuyển đổi từ khâu hoạch định sang khâu tiến hành
bị hiểu nhầm là một sự xa rời những ý tưởng lớn lao vốn có lợi cho
giai đoạn bắt đầu triển khai. Khi công việc hằng ngày lại trở nên quan
trọng trong quý đầu tiên của giai đoạn triển khai, những lề lối cũ
có thể dần dần đánh úp cả hệ thống. Những người lãnh đạo trước
đấy đã bắt đầu làm việc theo cách cởi mở và tích cực hơn có thể
quay trở lại với phong cách ra lệnh-và-kiểm soát, hoặc hướng sự chú ý
đến những hoạt động quan trọng khác. Những ưu tiên được đặt ra trong
giai đoạn bắt đầu triển khai sẽ trở nên khó khăn vì mọi người đối
phó với những áp lực dồn dập hơn nhằm thực hiện được những mục
tiêu mang tính chiến thuật.
Bạn có thể bắt
đầu cảm thấy như mình đã làm xong phần việc của bản thân và giờ đây
là thời điểm để cả đội cùng thực hiện – nhưng bạn vẫn phải tiếp
tục chủ động đấu tranh cho những đổi mới liên quan đến quá trình
chuyển đổi bằng cách nhân rộng cách hành xử mới như mong đợi này.
Ngoài ra, bạn cần phải cưỡng lại cám dỗ liên tục thêm ý tưởng mới
vào mớ bòng bong này để kích thích hay khuyến khích nhân viên.
Quá trình quá độ
từ giai đoạn bắt đầu sang giai đoạn triển khai rất nhạy cảm với ba
sự đình trệ. Không thể hoàn toàn tránh được chúng, nhưng có thể
nhận biết được, và các nhà lãnh đạo cấp cao và các cán bộ quản lý có
thể tối thiểu hóa trở ngại do chúng gây ra đối với nỗ lực chuyển
đổi. Khi bạn nghe thấy những từ “Này, chúng ta làm được rồi”, là
lúc bạn sắp gặp phải sự đình trệ đầu tiên. Dưới đây là một vài
cách thức để giải quyết những khó khăn này.
Sự suy giảm tinh thần sau khi bắt đầu triển khai
Đối với một nhà
lãnh đạo, sự chuyển đổi từ việc giữ một vai trò mang tính định
hướng sang người trực tiếp đứng mũi chịu sào có thể khó khăn, nhưng
đó chính là điều cần thiết sau một giai đoạn bắt đầu triển khai rầm
rộ, vì quá trình chuyển đổi thật sự chính là việc thực thi nó. Người
lãnh đạo cao nhất cần đảm bảo rằng các nhà quản trị ở tất cả các
cấp độ mặc định nhận được và truyền tải một thông điệp nhất quán
về sự cần thiết phải thúc đẩy những đổi mới trong quá trình chuyển
đổi mang tính cốt lõi này. Một cách để báo hiệu sự chuyển đổi sang
giai đoạn triển khai là bắt đầu những cuộc họp nhân sự hằng tuần có
kèm xem xét lại tiến trình thực hiện những sáng kiến chuyển đổi,
đồng thời kêu gọi sự chý ý từ những nhân vật và kế hoạch không phù
hợp và ghi chép lại những bài học ban đầu cần được chia sẻ nhanh
chóng.
Những hành vi về lãnh đạo có
thể quan sát được như trên sẽ phục hồi niềm tin rằng ban quản trị
đang thực hiện đến cùng, xây dựng niềm tin rằng tất cả mọi người
đều hướng đến con đường đúng đắn, đồng thời tái củng cố trách
nhiệm đối với những cam kết được đưa ra trong quá trình hoạch định.
Những hành vi này sẽ giúp giữ cho nỗ lực chuyển đổi ở mức cao và
duy trì sự tập trung của mọi người khi cần thiết.
Tự tin thái quá trong giai đoạn giữa
Sự trì trệ tiếp
theo thường xảy ra sau khi hai kì kiểm tra hằng quý trôi qua. Những đổi
mới về quá trình chuyển đổi giời đây đã được hiểu rõ, và thành
quả đã bắt đầu hiện ra. Cảm giác xuôi chèo mát mái có thể nhận
thấy được.
Tuy nhiên, bạn không
nên khởi động bộ lái tự động. Bạn sẽ đối mặt với những thách thức
bất ngờ trong quá trình triển khai. Mô hình kinh doanh này cần được
tinh lọc, và bạn sẽ phải điều chỉnh những đổi mới dựa trên những
bài học có được từ giai đoạn mới triển khai. Khi niềm hứng khởi lúc
đầu dần dần không còn, một số nhà lãnh đạo có thể ủng hộ những
phương pháp cũ, quen thuộc mà họ thấy thích hoặc phù hợp với khả
năng hiện có của mình hơn. Nếu bạn không tiến lên để củng cố những
cam kết về quá trình chuyển đổi trước đấy đã được sắp xếp đâu vào
đó, thì các nhà lãnh đạo khác có thể làm hỏng tất cả những thành
quả giúp giữ mọi người tập trung và tuân theo con đường mới này.
Một trong những
thách thức lớn nhât trong giai đoạn giữa là giữ cho tiến trình chuyển
đổi được chú trọng, được quan tâm và mới mẻ. Ngoài việc tiến hành
một bài đánh giá khắt khe về bản thân tiến trình chuyển đổi, một
cách hiệu quả giúp gia tăng cả tốc độ và động lực là tổ chức
những buổi họp kiểm tra định kỳ theo quý với sự tham gia của các
lãnh đạo ở ba cấp độ cao nhất và ngay sau mỗi buổi họp là những
đợt chương trình nhỏ và sự can thiệp diễn ra trong toàn bộ
công ty.
Những đợt chương
trình nhỏ không nhất thiết phải là những sự kiện đắt đỏ, tốn thời
gian, màu mè. Thực tế, sẽ tốt hơn nếu những sự kiện này chỉ diễn
ra trong một hay hai giờ mỗi quý và gói gọn trong các hoạt động kinh
doanh thông thường. Ví dụ, những giám sát viên tại một công trường xây
dựng có thể trò chuyện với người lao động khi uống cà phê hay ăn
bánh donut trước khi bắt đầu làm việc. Điều quan trọng là giữ cho
tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng các nhà lãnh đạo cấp cao luôn
bận rộn và nắm được tình hình để họ có thể kịp thời điều chỉnh
nhằm đẩy nhanh tiến trình.
Sự vận động không ngừng
Khi năm đầu thực
hiện sắp kết thúc, nhiều nhà lãnh đạo sẽ không chịu nổi giả định
về hoạt động liên tục – ý tưởng cho rằng mọi việc sẽ tiếp tục tiến
triển nếu công ty chỉ cần gắn với kế hoạch của năm đầu. Bạn thậm chí
sẽ nghe thấy một vài nhà lãnh đạo nói rằng, “Đừng làm theo cái đó
nữa!”. Nhưng thực tế là, cần có sự xem xét mọi thứ theo góc độ
mới.
Bạn sẽ cần có một
giai đoạn bắt đầu triển khai mới để khởi động quá trình thực
hiện ở năm thứ hai. Giờ đây tổ chức đã có một khoảnh thời gian dài thử
nghiệm những sáng kiến đổi mới chuyển đổi, đội ngũ lãnh đạo nên xem
xét lại những đổi mới này cùng với tư tưởng phía sau chúng, lấy
kinh nghiệm của mọi người để tạo nên sự thay đổi rộng rãi. Đã từng
trải qua tất cả những điều này, đội ngũ lãnh đạo sẽ có khả năng tái
khởi động triển khai một cách chặt chẽ nhưng tinh giản.
Chỉ cần một trong
những phanh hãm cũng có thể đột ngột làm ngừng quá trình chuyển
đổi của cả doanh nghiệp và những mong muốn đạt được kết quả hoạt
động kinh doanh mang tính đột phá có liên quan. Một vài phương pháp
giúp nhả phanh nghe có vẻ bất thường. Ví dụ, ban đầu có thể khó nhận
ra cách thức mà bạn thúc đẩy sự thay đổi bằng cách tạm dừng tạo ra
một hướng đi an toàn hay dành thời gian cho việc đối thoại có tổ chức,
hoặc hoàn thành việc thực hiện quá trình chuyển đổi thông qua việc
chỉ tập trung vào rất ít những đổi mới quan trọng. Tuy nhiên những
chiến thuật được thảo luận trong bài viết này sẽ giúp bạn hoạch
định và thực hiện một giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp nhanh chóng
mà trong thực tế thường không dễ dàng. Đây là một nguyên tắc mà tất
cả các CEO và tổng giám đốc phải thuần thục để đạt được thành công
trong thế kỉ 21.
[Tóm tắt ý tưởng] Sáu vấn đề có thể gây cản trở quá trình chuyển đổi doanh
nghiệp, hãy giải quyết chúng theo trình tự.
Văn
hóa quản trị thận trọng
Băt buộc tất cả các nhà lãnh đạo
phải đối mặt với thực tế và đồng ý về một số quy định cơ bản để
có thể làm việc với nhau.
Quy trình quản trị
kinh doanh thông thường
Tiến hành giai đoạn bắt đầu triển khai năng động song
song với những hệ thống thông thường, đảm bảo có được những thắng
lợi từ sớm và có thể nhận thấy được.
Bế tắc trong đổi
mới
Đặt ra giới hạn cho công ty chỉ với ba hay bốn sáng kiến
đổi mới.
Những nhà lãnh đạo
ngoan cố
Siết chặt giai đoạn bắt đầu triển khai để nhanh chóng
lôi kéo những nhà lãnh đạo chủ chốt và xác định, giải quyết những
người không tham gia.
Những nhân viên không
tích cực
Nhanh chóng thực hiện một loạt thay đổi đối với nhân
viên để thúc đẩy tính tích cực
Sự suy giảm tinh
thần sau khi bắt đầu triển khai
Lường trước và xoa dịu những sự suy giảm tinh thần sau
giai đoạn bắt đầu thực hiện, sự tự tin thái quá trong giai đoạn
giữa, và giả định về vận động liên tục.
[Những buổi họp đơn
giản]
Phó giám đốc phụ trách bộ phận nhân sự tại một trong
sáu công ty bán lẻ lớn nhất thế giới cho biết, “Chương trình và
thiết kế buổi họp, và thậm chí những vấn đề được đưa ra phải thật
đơn giản. Điều đó cho phép mọi người tập trung vào việc suy nghĩ hơn
là làm sao cho xong một chương trình phức tạp. Giá trị nằm ở chính
việc thảo luận với nhau.”
[Bắt đầu nhanh chóng]
Không điều gì tạo nên cảm giác khẩn trương như một tiến
trình rõ ràng và những thắng lợi buổi đầu. Khi bắt đầu giai đoạn
bắt đầu triển khai, hãy hướng đến một số ít những sáng kiến đổi
mới có giá trị cao hoặc những trở ngại dễ nhận thấy đối với việc
thực hiện. Những “sự khởi đầu nhanh chóng” này sẽ đóng vai trò như
những biểu hiệu ban đầu của sự nghiêm túc trong dự định liên quan đến
quá trình chuyển đổi của bạn. Sự thúc đẩy năng lượng và động lực
sẽ trở nên rõ ràng.
[Giai đoạn bắt đầu
triển khai năng động]
Những
hoạt động thường ngày có thể gây cản trở khi bạn đang cố gắng bắt
đầu thực hiện quá trình chuyển đổi doanh nghiệp. Giải pháp? Hãy tạo
ra một tiến trình siết chặt hoạt động xen kẽ với những hệ thống cố
định.
[Phương
pháp hai ngăn kéo]
Quá
trình đánh giá mức độ chuyên cần trong một công ty bán lẻ lớn đã hé
lộ một kỹ thuật quan trọng bí mật: một phương pháp nói miệng mang
tên “hai ngăn kéo” giúp mọi người theo kịp tất cả những sáng kiến
chuyển đổi trong doanh nghiệp. Tất cả những bản ghi nhớ mới về sáng
kiến chuyển đổi được cho vào một ngăn kéo bàn làm việc. Nếu ai đó
trong doanh nghiệp làm theo một bản ghi nhớ, thì nó được lôi ra và đánh
dấu để thực hiện. Vào cuối tháng, nếu không ai lấy ra những bản ghi
nhơ còn lại, thì phần đó được chuyển sang ngăn kéo thứ hai. Và sau
hai tháng, bất kì thứ gì còn trong ngăn kéo thứ hai sẽ bị bỏ đi.
[Những mối nguy hại từ sự chần
chừ]
Phản
ảnh về quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp thành công xảy ra nhiều năm
sau sự kiện này, một CEO về công nghệ cao cho biết, “Chúng tôi có một
hay hau nhà lãnh đạo, những người mà ngay từ đầu tôi đã biết là
không phù hợp, và có hai hay ba người khác sau đấy tới gặp tôi và
nói, “Những điều mà quá trình này đòi hỏi ở chúng tôi thật là
khó.”. Nên trong khoảnh khắc quyết định tôi đã phải xác định được ai
là người sẽ ở lại với đội và ai là người sắp phải ra đi. Đừng
ngần ngại. Tự ra hạn 90 ngày cho bản thân để thực hiện hết tất cả
những bài đánh giá. Nhưng sau 90 ngày, hãy tạo nên những sự thay đổi.
Đừng đợi đến hai năm để chờ người ta bỏ bạn mà đi.”
[Nhanh
chóng kêu gọi người lao động tham gia]
Một năm sau bước chuyển rất thành công,
vị CEO trong lĩnh vực bán lẻ, trước đó đã theo dõi quá trình này
đưa ra nhận xét trong một bài báo, “Bất ngờ lớn nhất là người ta
nói:” Cho tôi tham gia với. Hãy bắt đầu thôi!” mới nhanh làm sao. Tôi
đã biết rằng điều đó sẽ xảy ra mà. Tôi chỉ không nghĩ tới việc chúng
ta sẽ thực hiện nhanh như thế này.”
Giai
đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn bắt đầu triển khai
Khi bạn kết thúc năng đầu tiên trong giai
đoạn triển khai và bước vào năm thứ hai, bạn sẽ cần phải lặp lại
một phiên bản được tinh giản của quá trình bắt đầu triển khai mang
tính năng động này: Hoàn thiện những sáng kiến đổi mới quan trọng,
thu hẹp bất kì khoảng cách nào nảy sinh trong suốt năm thực thi, và
lại buộc mọi người phải cam kết với nỗ lực về quá trình chuyển
đổi doanh nghiệp.
0 Response to "THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP (ĐỪNG SỢ HÃI!) - KỲ 2 (KẾT THÚC)"
Đăng nhận xét