CASE STUDY - TƯ DUY VÀ CẢI TIẾN THIẾT KẾ CỦA APPLE - KỲ 1



<"Tư duy khác biệt" - Khẩu hiệu quảng cáo của Apple, 1997 - 2002>

Dịch giả: Phạm Hồng Hạnh - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thẩm định: TS. Nguyễn Thu Hương - Đại học Ngoại thương


Case study này được phát triển từ những nguồn đã công bố. Các case study của HBS được phát triển chỉ cho mục đích thảo luận trên lớp học. Các case study không dùng cho mục đích quảng cáo, nguồn dữ liệu cơ bản, hoặc minh họa cho sự quản lý hiệu quả hay kém hiệu quả.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT CUỘC CÁCH MẠNG KHỞI NGHIỆP - KỲ 2 (KẾT THÚC)



Truyền thông có thể đóng một vai trò quan trọng không chỉ ở việc tôn vinh thành công mà còn ở việc làm thay đổi thái độ. Ở Puerto Rico, El Nuevo Día - tờ nhật báo lớn nhất nước, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương bằng cách cho đăng một trang hàng tuần về những câu chuyện khởi nghiệp thành công. Trên quốc đảo nhỏ bé, những câu chuyện như thế nhanh chóng trở thành một phần các cuộc hội thoại hàng ngày và nâng cao nhận thức của dân chúng về cơ hội mà việc khởi nghiệp mang lại, cũng như là những công cụ cần thiết để bắt đầu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT CUỘC CÁCH MẠNG KHỞI NGHIỆP - KỲ 1


Để châm ngòi cho việc khởi tạo và phát triển doanh nghiệp, các chính phủ cần phải xây dựng nên một hệ sinh thái giúp dung dưỡng những doanh nhân khởi nghiệp. Dưới đây là những điều thực sự có tác dụng.

KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM SẠCH - LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ?


Ngày nay, do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Nắm bắt xu thế đó, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn lĩnh vực thực phẩm sạch để khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, khi bắt đầu xâm nhập một thị trường mà niềm tin của khách hàng và chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn, việc quản trị doanh nghiệp với một quy mô nhỏ, chưa được chuẩn hóa thường tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức. Nhận thức được vấn đề đó, The Keynesian đã có một buổi gặp gỡ và trao đổi thân mật với anh Nguyễn Xuân Thành – nhà sáng lập Công ty V-GreenHT, một start-up trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch tại Việt Nam.

Địa chỉ công ty: 203 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội
Sản phẩm chính hiện nay: Rau mầm
Địa chỉ Facebook: Tại đây

CÁI GIÁ CỦA QUYỀN LỰC PHỐ WALL - KỲ 3 (KẾT THÚC)

Việc ưu đãi thuế đó cộng với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao ở Mỹ khiến cho nhiều công ty có động cơ cao để đi vay. Bỏ đi khoản tiền bao cấp cho nợ vay, bạn sẽ giảm được quyền lực của ngành tài chính đối với phần còn lại của nền kinh tế.

CÁI GIÁ CỦA QUYỀN LỰC PHỐ WALL - KỲ 2


[Ý TÔI LÀ GÌ KHI NÓI ĐẾN “PHỐ WALL”?]

Ngành tài chính có tính đa dạng, và các công ty trong ngành này có nhiều lợi ích khác nhau, đôi khi là xung đột. Một quỹ S&L dường như là chẳng liên quan gì tới một quỹ đầu tư mạo hiểm, và về nhiều mặt thì điều ấy cũng đúng. Nhưng tất cả những tổ chức trong ngành này đều là căn nguyên và là người hưởng lợi của quá trình tài chính hóa. Tuy nhiên, khi tôi nói về Phố Wall, ý tôi nói tới các ngân hàng đa năng và ngân hàng đầu tư lớn. Bài viết này, cùng với những sự cải tổ mà nó đề xuất, chủ yếu nói về các tổ chức đó, và tập trung ít hơn vào các bộ phận khác của ngành tài chính, ví dụ như các quỹ cổ phần tư hay công ty quản lý tài sản lớn. 

CÁI GIÁ CỦA QUYỀN LỰC PHỐ WALL - KỲ 1


[TÓM TẮT Ý TƯỞNG]

VẤN ĐỀ: 
Nhằm đối phó với áp lực từ Phố Wall, các nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những quyết định không hướng đến lợi ích tốt nhất cho công ty của mình.
PHÂN TÍCH:
Ngành tài chính đã tích lũy được quyền lực cực mạnh kể từ những năm 1980. Quyền lực này làm méo mó chính sách của chính phủ cũng như là quyết định của doanh nghiệp theo những cách làm thiệt hại cho nên kinh tế và gây bất ổn cho xã hội.
GIẢI PHÁP:
Chúng ta cần phải thiết lập lại sự cân bằng giữa lợi ích của Phố Main (Main Street)[1] với Phố Wall. Làm như vậy sẽ cần phải có sự can đảm của nhiều nhà quản trị cũng như là của chính phủ Mỹ.

Dịch giả: Bùi Hồng Hạnh - The Keynesian Association
Thẩm định: ThS. Nguyễn Quang Hiếu - Đại học Ngoại thương

Xem nhiều nhất

Xem nhiều nhất trong tháng