Bee Logistics Corporation – phát triển trong khủng hoảng, tại sao không?


Khủng hoảng kinh tế là cơn ác mộng của doanh nghiệp, và câu hỏi thường được đặt ra là làm sao có thể sống sót qua khủng hoảng. Ở Bee Logistics Corporation, chúng tôi không chỉ dừng lại ở đó. Lập chiến lược đương đầu với rủi ro luôn là việc nên và cần phải làm, tuy nhiên một việc quan trọng không kém chính là phát hiện cơ hội và tận dụng để phát triển. Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, chúng tôi nhận thấy cơ hội luôn tồn tại, ngay cả trong những tình huống ngặt nghèo nhất. Vậy chúng tôi làm thế nào để biến thách thức thành cơ hội, mạnh mẽ vươn ra thị trường thế giới dù cho lực cản và khó khăn còn chồng chất với một doanh nghiệp cổ phần tư nhân còn non trẻ.

[THE KEYNESIAN] DỰ ÁN GÂY QUỸ XUẤT BẢN SÁCH "KEYNES VÀ THẾ GIỚI HẬU KHỦNG HOẢNG"


Bắt đầu triển khai từ đầu tháng 10 năm 2016, sau hai tháng chuẩn bị nội dung và các khâu hậu cần với sự hỗ trợ tận tình của các chuyên gia Kinh tế như TS Nguyễn Đức Thành, thầy Nguyễn Đôn Phước, Fulbright Scholar Trần Ngọc Thịnh, TS Đinh Tuấn Minh cùng sự nhiệt tình, hăng hái của đội ngũ biên tập, nghiên cứu. Ngày hôm nay, The Keynesian chính thức giới thiệu đến các bạn độc giả cuốn sách "Keynes và Thế giới hậu khủng hoảng"

QUÊN CÁI TRUYỀN THUYẾT START-UP GARA ĐI. CÁI CHÚNG TA CẦN LÀ CÁC TAM GIÁC VÀNG VÀ NHỮNG SIÊU CỤM STARTUP (SUPER CLUSTERS).



Nếu bạn chưa biết về truyền thuyết gara, đơn giản nó nói rằng những ông lớn khởi nghiệp thường có điểm chung là bùng nổ ý tưởng trong một cái gara cũ kỹ. Nhưng đừng vội tin điều đó. Bài báo dưới đây sẽ giới thiệu khái niệm cụm khởi nghiệp (clusters), khu vực có đầy đủ về vốn, nhân lực và “văn hóa khởi nghiệp” như Sillicon Valley, Thượng Hải, New York, Isarel, vv. và khái niệm tam giác vàng trong startup, chính những thứ này mới là xuất phát của các start-up thành công.

TẬP ĐOÀN HANJIN SẼ CHI 100 TRIỆU ĐÔ LA ĐỂ GIẢI PHÓNG HÀNG HÓA MẮC CẠN VÀ MỘT SỐ CẬP NHẬT KHÁC


Trước tiên, chúng ta cần lưu ý rằng Hãng tàu vận tải Hanjin (Hanjin Shipping Line - Mã chứng khoán KRX) chỉ là một trong số bốn công ty thuộc Tập đoàn Hanjin của Hàn Quốc (Ba công ty khác bao gồm: Korean Air, Hanjin Transportation và Korea Airport Services). Do đó, trong sự kiện lần này, chỉ có Hãng tàu vận tải Hanjin lâm vào tình trạng phá sản (Không phải Tập đoàn Hanjin phá sản như một số báo đưa tin). Đọc thêm về Cơ cấu Tập đoàn Hanjin tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Hanji...)

Tiếp theo, tin tức cập nhật từ Reuter mà chúng tôi mới nhận được: Tập đoàn Hanjin sẽ chi 100 triệu đô la để hỗ trợ giải phóng hàng hóa đang mắc cạn của các đội tàu trên toàn thế giới. Từ đây có thể thấy nỗ lực "cứu" hàng của các doanh nghiệp, các đối tác của Hanjin cũng như giảm bớt phần nào sự hỗn loạn hiện nay tại các cảng. Chi tiết xem thêm tại: http://www.reuters.com/article/us-h...

Ở bài viết trước, chúng tôi có đưa tin về việc Hãng tàu vận tải của Hàn Quốc Hanjin đã chính thức đệ đơn phá sản. Và đi kèm động thái đó là việc hãng tàu này đã tiếp tục trình đơn Bảo hộ Phá sản lên Tòa án tại Newark, New Jersey, Hoa Kỳ. Vậy thì điều chúng ta cần biết ở đây là gì? Tại sao Hanjin lại gửi đơn xin bảo hộ phá sản?
Khi nghe từ “phá sản”, cảm nhận đầu tiên đối với hầu như tất cả mọi người là điều gì đó tiêu cực. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, đối với các doanh nghiệp, phá sản là có thể là cơ hội quý báu để họ thoát khỏi thế bế tắc và làm lại từ đầu.

Thông thường, khi một công ty hoàn toàn chấm dứt hoạt động vì phá sản, hội đồng thanh lý sẽ được lập ra để bán tài sản, trả nợ cho các chủ nợ và vốn cho nhà đầu tư. Nhưng theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ thì khác, mặc dù tuyên bố phá sản nhưng công ty vẫn tiếp tục được hoạt động. Công ty có thời gian để tái cấu trúc hoạt động mà không phải lo lắng đến việc trả nợ. Vì thế, khi một công ty nộp đơn xin phá sản theo chương 11, người ta còn gọi là xin bảo hộ phá sản, tức công ty được bảo hộ khỏi sức ép trả nợ. Có những trường hợp công ty đã thành công khi tái cấu trúc hoạt động, làm ăn sinh lời trở lại, nhưng cũng có trường hợp "vô phương cứu chữa" đành phải chịu kết liễu.

Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ được thông qua vào năm 1978 và có hiệu lực vào tháng 10/1979, khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, giúp nền kinh tế thích ứng với sự thay đổi theo thời đại và cho các nhà quản trị cơ hội để khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Thậm chí có người còn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không hùng mạnh như ngày hôm nay nếu không có điều luật này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phá sản theo chương 11.

Chỉ có những doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính nhưng được đánh giá là có khả năng phục hồi nếu các khoản nợ giảm xuống hoặc được hoãn trả mới được xem xét. Thực ra, các doanh nghiệp cũng rất đau đầu khi phải quyết định có nên phá sản theo chương 11 hay không, vì một khi nộp đơn xin phá sản theo chương 11 thì cổ phiếu của công ty sẽ không còn giá trị. Chứng khoán sẽ bị bãi yết trên các thị trường Nasdaq và New York.

Các nhà đầu tư được khuyến cáo là không nên mua chứng khoán của những công ty này vì mức độ rủi ro rất cao. Thông thường, các công ty này sẽ chuyển đổi phần vốn nợ (trái phiếu) của nhà đầu tư thành vốn có (cổ phiếu), tức trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) sẽ chuyển thành cổ đông. Còn các cổ đông hiện hữu sẽ không nhận được bất cứ cổ tức nào trong suốt thời gian hoạt động tái cấu trúc diễn ra.

Cũng theo Reuters, Hanjin đã đệ đơn bảo hộ phá sản theo Chương 15 - Luật Phá sản Hoa Kỳ do các chủ nợ đã từ chối đề xuất tái cơ cấu của Hanjin Shipping. Vì lý do thời gian gấp rút nên chúng tôi chưa có điều kiện để dịch toàn bộ chương luật này, các bạn có thể đọc bản gốc ngay tại đây: http://www.uscourts.gov/services-fo...

Ban Biên tập - The Keynesian.


SỰ SỤP ĐỔ CỦA HÃNG VẬN TẢI CONTAINTER HANJIN VÀ DƯ CHẤN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU


Cách đây vài ngày, trên toàn bộ các đầu báo của các đơn vị uy tín trên toàn thế giới đồng loạt đăng tải sự kiện có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thương mại toàn cầu hiện nay: Hãng tàu vận tải container của Hàn Quốc - Hanjin chính thức đệ đơn xin phá sản. Trong bài viết này, The Keynesian xin được tổng hợp một số nhận định của các chuyên gia, các nhà báo của các nguồn uy tín như sau:

“TÔI KHÔNG NÓI VỀ ĐIỀU NÀY ĐỂ ĐƯỢC NỔI TIẾNG”


Bài báo này được xuất bản với tựa đề tiếng Anh: “I’m not talking about this to win a popularity contest”, Tạp chí Kinh doanh Harvard, số tháng 11, 2015. Bản quyển thuộc Nhà xuất bản Trường Kinh doanh Harvard. Bản dịch được thực hiện bởi The Keynesian. 

CASE STUDY - CÔNG TY STARBUCKS TRONG THẾ KỶ 21 - KỲ 3 (KẾT THÚC)



Việc sở hữu và điều hành các cửa hàng của chính mình cho phép Starbucks đào tạo và giao tiếp trực tiếp với các nhân viên của họ. Công ty cà phê này đã nhận ra từ lâu vai trò quan trọng của các thợ pha chế trong việc tạo ra trải nghiệm cho khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng đến đây hài lòng và nhận được cái họ muốn. 

CASE STUDY - CÔNG TY STARBUCKS TRONG THẾ KỶ 21 - KỲ 2


Các giám đốc công ty ngày càng chú ý đến những sản phẩm ngoài espresso cơ bản để tăng trải nghiệm cho người dùng. "Nó không chỉ là cà phê, nó là mối liên kết giữa người với người," Schultz giải thích. Chúng tôi muốn tăng thêm kết cấu cho thương hiệu, và tăng giá trị cho trải nghiệm của khách hàng."

WORKSHOP THÁNG 3: XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TPP - AEC 2016


Năm 2015 vừa qua đánh dấu một giai đoạn vô vàn khó khăn đối với người nông dân và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam khi giá trị xuất khẩu nhóm hàng hóa này sụt giảm mạnh mẽ, cả về kim ngạch lẫn sản lượng. 

CASE STUDY - CÔNG TY CÀ PHÊ STARBUCKS TRONG THẾ KỶ 21 - KỲ 1


Nhóm tác giả: Nancy F. Koehn, Marya Besharov, Katherine Miller – Harvard Business School
Dịch giả: Nguyễn Thanh Tùng – Đại học Ngoại thương

Thẩm định: ThS Nguyễn Quang Hiếu – Đại học Ngoại thương

VIDEO - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ DẦU TRONG THỜI GIAN QUA (DỊCH)

Trong video đầu tiên về chủ đề "Dầu mỏ" mà The Keynesian đã đăng tải lần trước đã cho các bạn một cái nhìn cơ bản nhất về việc định hình giá dầu trong hàng thập kỷ qua.

Thế nhưng, hiện tượng giá dầu giảm mạnh, xuống đáy trong thời gian vừa qua là một sự kiện hi hữu, và khó có thể giải thích bằng lý thuyết thông thường. Qua video này, The Keynesian hi vọng có thể giải thích được phần nào những thắc mắc của các bạn về tình hình giá dầu thế giới.



P.s: Để xem thêm những video về các vấn đề Kinh tế - Kinh doanh được dịch bởi The Keynesian, các bạn có thể truy cập và theo dõi Kênh Youtube chính thức của chúng tôi tại địa chỉ Youtube

VIDEO - GIÁ DẦU ĐƯỢC THIẾT LẬP NHƯ THẾ NÀO? (DỊCH)

[GIÁ DẦU ĐƯỢC THIẾT LẬP NHƯ THẾ NÀO?]

Trong thời gian vừa qua, một loạt những biến động về giá dầu mỏ trên thế giới đã diễn ra một cách chóng mặt. Và hiện nay thì chúng ta đang được thừa hưởng một mức giá xăng - dầu có thể nói là rẻ nhất trong một vài năm trở lại đây.
Vậy thì thực chất của việc giá dầu tăng giảm này như thế nào và nó ảnh hưởng gì đến toàn nền kinh tế? Video này là một trong chuỗi các video mà The Keynesian tiến hành dịch để giúp các bạn độc giả có thể hiểu rõhơn về hiện trạng này.




Nguồn: The Telegraph
P.s: Để xem thêm những video khác được dịch bởi The Keynesian, các bạn có thể truy cập và theo dõi Kênh Youtube chính thức của chúng tôi tại địa chỉ: https://www.youtube.com/channel/UC_CXXric34kXfC0IJ2sC4dQ

CASE STUDY - CUỘC CHIẾN COLA VẪN TIẾP DIỄN: COCA-COLA VÀ PEPSI TRONG NĂM 2010 - KỲ 3 (KẾT THÚC)


Khi năm 2010 sắp đến, những khảo sát thị trường về sự trung thành với thương hiệu cho thấy rằng có nhiều người tiêu dùng yêu thích Coca-cola hơn Pepsi khi được hỏi về nhãn hiệu nước ngọt có ga yêu thích, đây là một thất bại nhỏ đối với Pepsi sau khi công ty đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với Coca-cola vào cuối những năm 1990.  

VIDEO - HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES (DỊCH)

[Lý thuyết Kinh tế học - Keynes và học thuyết kinh tế của ông]
Keynes là một trong những nhà tư tưởng, nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20.
Học thuyết của ông là một trong những chủ đề được giới nghiên cứu kinh tế học rất quan tâm.
Trong bản dịch của video này, The Keynesian chỉ mong muốn mang đến cho các bạn một cái nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất về học thuyết của Keynes và cái gọi là Keynesian.


CASE STUDY - CUỘC CHIẾN COLA VẪN TIẾP DIỄN: COCA-COLA VÀ PEPSI TRONG NĂM 2010 - KỲ 2


Cho đến năm 1970, nhìn chung các công ty đóng chai Pepsi đã lớn hơn các công ty đóng chai cho Coca-cola. Mạng lưới của Coca-cola vẫn bị phân tán, với hơn 800 công ty đóng chai nhượng quyền (phần lớn hoạt động ở các thành phố của Mỹ với dân số không quá 50,000 người). Trong suốt giai đoạn này, Pepsi bán hương vị chính cho các công ty đóng chai của mình với mức giá thấp hơn 20% so với Coca-cola. 

CASE STUDY - CUỘC CHIẾN COLA VẪN TIẾP DIỄN: COCA-COLA VÀ PEPSI TRONG NĂM 2010 - KỲ 1


Dịch giả: Bùi Hồng Hạnh – Học viện Ngân hàng
Tác giả: David B. Yoffie, Renee Kim
Giáo sư David B. Yoffie và Nghiên cứu sinh Michael Slind là người thực hiện phiên bản gốc của case study này, “Cuộc chiến cola vẫn tiếp diễn: Coca-cola và Pepsi trong năm 2006”, HBS No.706-447. Phiên bản này được thực hiện bởi Giáo sư David B. Yoffie và Nghiên cứu sinh Renee Kim.

Case study này được phát triển từ những nguồn đã công bố. Các case study của HBS được phát triển chỉ cho mục đích thảo luận trên lớp học. Các case study không dùng cho mục đích quảng cáo, nguồn dữ liệu cơ bản, hoặc minh họa cho sự quản lý hiệu quả hay kém hiệu quả.

HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN - VIDEO (DỊCH)

Ý kiến cho rằng: "Economic growth that benefits all workers - Phát triển kinh tế mang lại lợi ích cho mọi người lao động." Vậy điều này có đúng hay không?
Việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và tham gia một loạt các FTAs trong năm vừa qua có tạo lên một bước đột phá cho thị trường thương mại, lao động như chúng ta kỳ vọng?
Một video ngắn, dịch bởi The Keynesian về Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC sẽ phần nào giúp các bạn hình dung được tương lai của thị trường lao động sắp tới.

CASE STUDY - TẬP ĐOÀN GOOGLE - KỲ 3 (KẾT THÚC)


Thế giới đang ngày càng trở nên di động hơn và không thể bị hạn chế trong một địa điểm cố định. Dù là qua các thiết bị PDA, điện thoại không dây hay thậm chí là ô tô, mọi người đều muốn thông tin đến được chỗ mình.

BÁO CÁO THỰC ĐỊA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS HÀNG KHÔNG - ALS


Ngày 16 tháng 12 năm 2015 vừa qua, chuyến thăm thực địa thử nghiệm được sự phối hợp của Tổ chức The Keynesian cùng Ban lãnh đạo Công ty Logistics Hàng Không (ALS) đã diễn ra nhằm tìm hiểu thực tế hoạt động vận hành hoạt động logistics ở một số doanh nghiệp tiêu biểu. Chuyến thăm quan có sự góp mặt của nhiều chuyên gia uy tín và kinh nghiệm trong ngành cùng đại diện từ phía Bộ Công Thương, bao gồm:

CASE STUDY - TẬP ĐOÀN GOOGLE - KỲ 2


Những sáng kiến trong giai đoạn 2004 – 2005

Sau khi công bố kế hoạch IPO, các nhà quản lý của Google liền đẩy mạnh bước tiến trong phát triển sản phẩm. Đa phần các sáng kiến thuộc 4 lĩnh vực sau đây: cải thiện khả năng tìm kiếm của website, mở rộng tên miền tìm kiếm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ quảng cáo, các công cụ phần mềm và dịch vụ.

CHIẾN LƯỢC CHO SỰ SÁNG TẠO

Hoạt động sáng tạo trong doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược.

Tác giả: Gary P. Pisano là Giáo sư của giải Harry E. Figgie, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, thành viên Dự án Năng lực cạnh tranh Hoa Kỳ, Trường Kinh doanh Harvard.

Dịch giả: Thái Duy Tùng - Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Nguyên nhân thất bại của hoạt động sáng tạo trong kinh doanh, bất chấp nhiều nỗ lực mà doanh nghiệp bỏ ra, bắt nguồn từ sự thiếu vắng một chiến lược ngay từ những bước đầu tiên.


CASE STUDY - TẬP ĐOÀN GOOGLE - KỲ 1


Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – Đại học Ngoại thương

Chỉnh sửa và hiệu đính: Phạm Hồng Hạnh – Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Case study này được phát triển từ những nguồn đã công bố. Các case study của Harvard Business School được phát triển chỉ cho mục đích thảo luận trên lớp học. Các case study không dùng cho mục đích quảng cáo, nguồn dữ liệu cơ bản, hoặc minh họa cho sự quản lý hiệu quả hay kém hiệu quả.
Sứ mệnh của Google là tổ chức lại thông tin của thế giới và làm cho chúng trở nên dễ được tiếp cận và hữu ích trên toàn cầu. (Tuyên bố sứ mệnh của Google)

CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN VỚI NHỮNG NHÀ CUNG CẤP ĐẦY QUYỀN LỰC


Dịch giả: Nguyễn Thu Nhàn – Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 
Các tác giả:
Petrol Paranikas – Hội viên đồng thời là giám đốc điều hành, Tập đoàn Tư vấn Boston
Grace Puma Whiteford - Phó chủ tịch cấp cao và giám đốc thu mua, PepsiCo
Bob Tevelson – Hội viên cấp cao đồng thời là giám đốc điều hành, Tập đoàn Tư vấn Boston
Dan Belz - Giám đốc, Tập đoàn Tư vấn Boston 

MẠNH MẼ VƯỢT QUA SUY THOÁI


Bài viết bao gồm ba phần: bối cảnh hậu suy thoái năm 2007, kết quả nghiên cứu và phân tích của các tác giả về 4 nhóm công ty với các hướng tiếp cận chiến lược trước, trong và hậu suy thoái, từ đó các tác giả đưa ra kết luận về hướng tiếp cận tối ưu nhất.

MỘT VỊ CEO “ĐỘC LẬP” GIẢI THÍCH PHƯƠNG PHÁP ÔNG ẤY ĐÃ THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA MÌNH ĐỂ TIẾN TỚI TƯƠNG LAI


Để thay đổi HCL, CEO Vineet Nayar đã giúp các nhân viên nhận thức được cuộc khủng hoảng, đi tiên phong trong văn hoá “nhân viên là hàng đầu” rất độc đáo, khơi dậy niềm đam mê của mọi người – và cuối cùng là nhảy múa.

THE KEYNESIAN - MEMBER RECRUITMENT SPRING 2016


Thân gửi các cá nhân có quan tâm đến hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, thực hành các lý thuyết kinh tế - kinh doanh vào thực tiễn cuộc sống!

SỰ NỔI LÊN CỦA GIÁM ĐỐC MARKETING KIÊM CÔNG NGHỆ


Công nghệ thông tin đang dần trở thành trung tâm của marketing, và rất nhiều công ty đang thiết lập những vị trí lãnh đạo kép đảm nhận cả hai vị trí.

Xem nhiều nhất

Xem nhiều nhất trong tháng